Một số loại tàu chiến Tàu_chiến

Hệ thống phân loại tàu chiến chạy buồm Hải quân Hoàng gia Anh
Tàu chiến tuyến
Tầu frai-ghết
Không phân hạng
  • Tàu đổ bộ (Amphibious assault ship), tàu có thể đi được ở vùng nước nông hay cạn, dùng chở quân đổ bộ. Loại tàu được ưa chuộng nhất là tàu dùng đệm không khí.
  • Tàu sân bay, tàu chiến có sân bay và máy bay cánh cố định.
  • Tàu tuần dương, loại chiến hạm nhỏ nhất trong số các chiến hạm độc lập trên đại dương, đi được dài ngày trên đại dương, kiểm soát vùng biển, bắn pháo lên bờ. Sức diệt tàu địch không cao như tàu sân bay hay thiết giáp hạm.
  • Tàu tuần dương hạng nặng, loại chiến hạm nặng đóng ở Anh sau năm 1915 đến Chiến tranh thế giới thứ hai, từ này hay được người Anh chỉ một số tàu các nước khác. Tàu tăng cường giáp và pháo, giá rẻ so với thiết giáp hạm.
  • Tàu tuần dương diệt tàu (Battlecruiser, Croiseur de bataille), một loại tàu chiến trước Chiến tranh thế giới thứ hai, mang súng lớn nòng dài và giáp dày, nằm giữa tàu tuần dương và thiết giáp hạm.
  • Thiết giáp hạm bỏ túi (Pocket battleship), một loại tàu chiến trước Chiến tranh thế giới thứ hai, mang súng lớn nòng dài và giáp dày, nằm giữa tàu tuần dương và thiết giáp hạm. Tàu này mạnh hơn tàu tuần dương diệt tàu, thỉnh thoảng người Anh gọi là tàu tuần dương hạng nặng.
  • Thiết giáp hạm, một loại tàu chiến rất lớn, có các ổ pháo quay lớn mang đại bác nòng dài bắn đạn xuyên rất lớn, giáp dày. Chức năng diệt tàu chiến mạnh của đối phương. Các loại tàu trên xếp theo tứ tự từ tàu tuần dương đến thiết giáp hạm: tăng khả năng diệt tàu.
  • Tàu ga-lê (Bireme, Birème, Galley, Galère), loại tàu cổ từ thế kỷ 18 về trước, có hai hàng mái chèo và mũi cứng, tàu có tốc độ cao, đi được trong vùng nước nông, ngược gió... rất cơ động. Tàu chứng tỏ sức mạnh trong Đại chiến Bắc Âu.
  • Tàu ga-lê-ôn (Galion), loại tàu chiến chủ lực từ thế kỷ 16 về trước ở châu Âu và Địa Trung Hải. Vừa có buồm vừa có chèo, chiến đấu giáp lá cà. Sau được thay bằng tàu chiến tuyến dùng súng.
  • Tàu ga-liz, loại tàu chiến cổ, có ba cột buồm và hai hàng mái chèo. Có thể đi xa bằng buồm và đối kháng mạnh bằng chèo.
  • Tàu chỉ huy hay kỳ hạm (Capital ship, Navire capital, Flagship, Navire amiral). Kỳ hạm trước dây chỉ loại tàu có đoạn trên của cột buồm rất cao, trên có nhiều cờ màu sắc khác nhau, dùng để ra lệnh cho hạm đội. Sau này dùng với nghĩa chỉ huy hạm đội. Tàu chỉ huy nhỏ hơn, chỉ huy nhóm tàu. Thường là một thiết giáp hạm với các tàu tuần dương, tàu khu trục...
  • Hải phòng hạm loại tàu chiến nhỏ, cơ động, giữa pháo hạmtàu khu trục. Từ này dùng cho nhiều loại tàu thay đổi theo thời gian. Ngày nay chức năng của nó như tàu tuần dương, nhưng chạy nhanh hơn và mang vũ khí nhỏ hơn, có thể coi là tàu tuần dương chạy nhanh.
  • Pháo hạm hay tàu pháo (Gunboat, Canonnière), tàu chở nhiều pháo bắn lên bờ.
  • Tàu khu trục, ban đầu là tàu diệt tàu phóng lôi, sau đọc ngắn gọn là destroyer. Tàu chạy nhanh, cơ động, ăn lái, trước đây dùng pháo bắn nhanh. Ngày nay tàu diệt rất nhiều mục tiêu khác nhau trên mặt, dưới nước và trên không, đảm bảo an toàn cho các tàu khác. Ngày nay tàu này to như hoặc hơn tàu tuần dương, chức năng là cảnh giới cho hạm đội.
  • Thời kỳ Dreadnought (1906), thời tất cả đều to (all big), chỉ thời kỳ thiết giáp hạm dùng pháo nòng dài rất lớn và giáp dày.
  • Quinquérème, loại tàu chiến thượng cổ châu Âu, hồi La Mã mỗi mạn có 3 hàng mái chèo. Hàng trên cùng 3 người 1 chèo, hàng giữa 2, hàng dưới 1. Nô lệ chèo bị xích.
  • Trirème, hậu duệ của Quinquérème, tốc độ cao, có mũi cứng đâm vào tàu địch, thủy binh nhảy sang giáp lá cà.
  • Tàu chiến tuyến, thế kỷ 17-19, hồi đó tầm súng rất thấp, các tàu dàn hàng bắn nhau, đây là các tàu diệt tàu đứng trên hàng đầu.
  • Tàu quét mìn
  • Tàu rà mìn
  • Lớp Monitor, loại thiết giáp hạm đầu tiên, thời Nội chiến Mỹ.
  • USS Monitor, chiếc dầu tiên của Lớp Monitor.
  • Tàu Monitor, pháo hạm nhỏ nhưng mang pháo lớn bắn lên bờ. Đi được ở các vùng nước nông.
  • Tàu phóng lôi (Torpedo boat, Torpilleur), tàu phóng ngư lôi, nhỏ, tốc độ cao, có súng bắn nhanh.
  • Xà-lúp (Sloop, Sloop), trước đây là tàu tuần tra nhỏ một buồm châu Âu, nay chỉ các tàu nhỏ.
  • Xà-lan
  • Thông báo hạm, (Commerce raider)
  • Tàu bọc thép, (Ironclad, Cuirassé à coque en fer), tàu gỗ bọc thép.
  • Tàu hộ tống (Corvette, Corvette)
  • Ca-nô
  • Thuyền phóng hỏa (Fire ship, Brûlot), thuyền chứa các chất dễ cháy, đốt rồi lao về phía tàu địch.
  • Tàu Viking dài (Longship, Bateau viking), tàu đột kích của quân Viking.
  • Man-of-war, tàu buồm chiến đấu chủ lực thế kỷ 16-18.
  • Tàu ngầm
Wikimedia Commons có thêm hình ảnh và phương tiện truyền tải về Tàu chiến.